PGS. TS. Trần Văn Ơn

Chuyên ngành: Dược
Công ty Cổ phần Dược Khoa, Trường Đại học Dược Hà Nội
PGS. TS. Trần Văn Ơn

35+

Năm kinh nghiệm

70+

NCKH được đăng tải

15+

Dự án được nghiệm thu

TIỂU SỬ VỀ PGS. TS. Trần Văn Ơn

  • Phó Giáo sư - Tiến sĩ Trần Văn Ơn sinh ngày 03/8/1966 tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên. 

  • Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội với thành tích xuất sắc.

  • Bảo vệ thành công luận án Thạc sĩ Giảng viên Bộ môn Thực vật - Đại học Dược Hà Nội

  • Ông trở thành một trong số ít nhà khoa học Việt Nam nhận bằng Tiến sĩ trong lĩnh vực bảo tồn tài nguyên cây thuốc.

  • Ông được phong hàm Phó giáo sư.

  • Giảng viên cấp cao Bộ môn Thực vật- Đại học Dược Hà Nội.

Với kiến thức uyên thâm và tâm huyết dành cho ngành Dược, PGS. TS. Trần Văn Ơn đã có nhiều đóng góp to lớn cho sự phát triển của ngành. Ngoài là giảng viên cao cấp, nguyên Trưởng bộ môn Thực vật Đại học Dược Hà Nội, ông còn đảm nhận vị trí Phó Tổng thư ký Hội Thực vật học Việt Nam. Ông cũng từng giữ chức vụ Chủ tịch, Giám đốc Công ty Dược Khoa - Trường Đại học Dược Hà Nội (nay là Công ty Cổ phần Dược Khoa - DK Pharma).

CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU

Hơn 30 năm miệt mài nghiên cứu, PGS.TS. Trần Văn Ơn đã gặt hái nhiều thành tựu đáng nể trong lĩnh vực bảo tồn và phát triển cây thuốc quý. Ông là tác giả của hơn 70 công trình khoa học, được công bố trên các tạp chí uy tín trong và ngoài nước, hơn 15 đề tài, dự án nghiên cứu đã được nghiệm thu và ứng dụng vào thưc tiễn. Ngoài ra, ông còn chắp bút biên soạn sách phục vụ đào tạo (trung cấp, đại học và sau đại học).

Một số đề tài, dự án đã được nghiệm thu

Bảo vệ cây thuốc trong và xung quanh khu vực Vườn quốc gia Ba Vì (1995);
Nghiên cứu bảo tồn và sử dụng bền vững tài nguyên cây thuốc Việt Nam (1998);
Phát triển Vườn thực vật trường Đại học Dược Hà Nội theo hướng công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học và bảo tồn cây thuốc (1998);
Hiện đại hoá thuốc dân tộc cổ truyền của dân tộc thiểu số ở Việt Nam (2002);
Thương mại hoá sản phẩm bản địa: Hướng đi mới nhằm xoá đói giảm nghèo cho cộng đồng dân tộc miền núi (2008);
Tác dụng hạ đường huyết của cây Dây thìa canh (Gymnema sylvestre (Retz.) R. Br. ex Schult) ở Việt Nam (2008);
Bảo tồn và phát triển bền vững tài nguyên thực vật dược liệu ở Việt Nam: Thách thức và giải pháp (2009).

Một số sách được PGS.TS. Trần Văn Ơn biên soạn

Giáo trình Bài giảng sinh học xã hội sinh vật và tính đa dạng của sự sống (1995)
“Điều tra tài nguyên cây thuốc phục vụ công tác bảo tồn ở Việt Nam”, Thực vật dân tộc học – NXB Nông nghiệp ( 2001)
Thực tập Thực vật và nhận biết cây thuốc – Trường ĐH Dược Hà Nội – 2005
Cải cách phát triển dược liệu ở vùng núi cao Việt Nam – NXB Nông nghiệp – 2006
Tài nguyên cây thuốc – Giáo trình – 2007
Medicinal plants used by Mien people in Thailand and Vietnam – Union Printing House, Thailand – 2018
China – Asean Traditional Medicinal Plants – B ejing Sciense and Technology Publishing Co.Ltd – 2019

Một số công trình khoa học, được công bố trên các tạp chí

Xác định dấu chuẩn phân tử (mã vạch ADN) để nhận dạng cây Hoàng liên thuộc chi Mahonia (Berberidacceae) – Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Nghiên cứu định lượng monotropein trong Dược liệu Ba kích (Radix Morindae officinalis) bằng phương pháp HPLC – Tạp chí Kiểm nghiệm thuốc;
Nghiên cứu đặc điểm hình thái, đa dạng di truyền và thành phần hóa học của cây Ba kích tại huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam – Tạp chí Kiểm nghiệm thuốc;
Oleanane Hemiacetal Glycosides From Gymnema Latifolium and Their Inhibitory Effects on Protein Tyrosine Phosphatase 1B – Tạp chí Phytochemistry;
Prenylated Phenolic Compounds from the Leaves of Sabia limoniacea and Their Antiviral Activities against Porcine Epidemic Diarrhea Virus – Tạp chí Journal of Natural Products.

Thành tựu và giải thưởng

Với những đóng góp của mình, PGS. TS. Trần Văn Ơn đã được Bộ Y tế trao tặng hàng chục bằng khen. Ông được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen vào năm 2010 và Chủ tịch nước tặng Huân chương lao động hạng III vào năm 2012. Ngoài ra, năm 2020, PGS. TS. Trần Văn Ơn vinh dự được nhà xuất bản Thanh niên ghi nhận là một trong 100 gương mặt tiêu biểu của Việt Nam và thế giới. Những đóng góp tích cực của ông cho sự phát triển của khối ASEAN đã góp phần khẳng định vị thế của ông trong cộng đồng khoa học khu vực và quốc tế.
Huân chương lao động hạng ba
Danh hiệu nhà giáo ưu tú
bằng khen Bộ y tế
Bảng vàng danh dự

Video giới thiệu

Bài viết liên quan

×
1800 59 99 77

Chat với chúng tôi